ĐỘI NÓN BẢO HIỂM ĐÚNG CÁCH
Hãy đội mũ bảo hiểm vì an toàn của chính bản thân và gia đình mình. Hãy đội mũ bảo hiểm chất lượng và đội mũ đúng cách và lái xe an toàn.
Qua khảo sát sơ bộ cho thấy số người không chấp hành đội mũ bảo hiểm rất thấp. Tuy nhiên có tới 89% người đội mũ bảo hiểm không đúng cách, đội sai. Trong đó, lỗi sai chủ yếu là đeo dây mũ vào cỗ hoặc dây mũ quá rộng. Ngoài lỗi dây mũ đặt vào cổ, dây lỏng lẻo, các lỗi sai thường thấy hiện nay là không cài dây mũ, đội mũ vải hoặc đội mũ lưỡi trai ở trong mũ bảo hiểm, đội ngược mũ từ phía trước ra sau, thậm chí tháo lớp xốp lót mũ ra cho nhẹ và thoáng.
Nguyên nhân của tình trạng này là do người dân có tâm lý đội chống đối đội chỉ để không bị phạt nên họ không quan tâm đến đội mũ đúng hay đội mũ sai.
-Nếu đội mũ sai thì sẽ không có tác dụng, hoặc tác dụng sẽ giảm đi. Trong một chừng mực nào đó, đội mũ không đúng cách có thể gây nguy hiểm cho người đội mũ. Giá trị bảo vệ của đội mũ chỉ còn 30-50% vì việc đội sai sẽ làm mũ bảo hiểm lỏng lẻo, không ôm sát đầu hoặc mất lớp xốp bên trong, làm ảnh hưởng đến quá trình giảm tốc, cản dị vật va đập trực tiếp vào vùng đầu.
- Đặc biệt, dây mũ đặt vào vị trí cổ, khi bị tai nạn, dây có thể siết vào vùng cổ, từ đó có thể gây tổn thương khí quản, thực quản, cột sống cổ, động mạch cảnh, dẫn đến liệt nửa người, thiếu máu não, thậm chí tử vong.
- Hiện tại đã có quy định hướng dẫn về việc đội mũ bảo hiểm đúng cách:
- Theo khoản 2 điều 8 Thông tư liên tịch số 6 quy định “cài quai đúng quy cách” như sau:
- Kéo quai mũ bảo hiểm sang 2 bên rồi đội mũ và đóng khóa mũ lại. Không để quai mũ được lỏng lẻo mà phải đóng khít với cằm.
- Sau khi đội mũ bảo hiểm cần kiểm tra lại bằng cách: dùng tay kéo mũ từ đằng sau ra đằng trước hoặc nâng phần trên trước trán ( hoặc phần cằm đối với mũ cả hàm) lên rồi kéo ra đằng sau, mũ không được bật ra khỏi đầu.
Sử dụng mũ đạt tiêu chuẩn chất lượng, đội vừa ôm sát đầu, dây mũ đặt ở cằm và thắt chặt. Nên dùng dây mũ có miếng nhựa đỡ cằm cho chắc chắn, hướng cài dây mũ về phía trước cằm để tránh dây trượt về cổ. Nếu thắt dây mũ đúng sẽ rất khó nói chuyện, khó văng ra ngoài khi có va đập khi bị ngã, vì vậy việc bảo vệ hiệu quả hơn nhiều.
Việc đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông chỉ có tác dụng khi người điều khiển giao thông biết chấp hành luật lệ giao thông, đi với tốc độ vừa phải và đội mũ đúng cách. Khi tham giao đường dài, đường cao tốc, tốt nhất nên là đội mũ bảo hiểm cả đầu, sẽ phòng tránh được chấn thương toàn bộ vùng sọ não, chắn gió tốt giúp người lái xe tập trung tốt hơn.
Còn với mũ bảo hiểm nửa đầu cũng có tác dụng bảo vệ nhưng chỉ được một nửa phần đầu, với điều kiện với tốc độ 20-30km/h.
- Còn đi với tốc độ cao 50-60km/h thì khi tai nạn sẽ bị xô lệch, nghiêng vẹo, tác dụng không nhiều. Khi đội ngũ bảo hiểm, người dân cần học hỏi thói quen nhìn gương để quan sát xung quanh. Nếu không nhìn qua gương lại đội mũ kín, không nghe thấy còi, không làm chủ tốc độ sẽ làm gia tăng tai nạn.
- Sau khi mua được mũ bảo hiểm tốt, để phát huy tác dụng bảo vệ, bạn cũng cần đội mũ bảo hiểm đúng cách theo các bước sau đây:
Bước 1 : Đội mũ bảo hiểm sao cho vành trước mũ song song với chân mày và cách chân mày khoảng 2 ngón tay.
Bước 2 : Điều chỉnh quai mũ cho chắc chắn và ôm sát thùy tai.
Bước 3 : Đưa 2 ngón tay xuống dưới cằm, nếu đưa vừa 2 ngón tay là được. Không nên cài quai quá trật hoặc quá lỏng để ảnh hưởng đến người đội hoặc mũ có thể văng ra bên ngoài.