Cách vệ sinh nón bảo hiểm đúng cách
Vệ sinh nón bảo hiểm và cách vệ sinh nón bảo hiểm đúng cách thì không phải người dùng nón nào cũng có thể biết, để vệ sinh nó bảo hiểm đúng cách mời mọi người tham khảo bài viết dưới đây nhé !
Nón bảo hiểm là sản phẩm theo chúng ta mỗi ngày khi tham gia giao thông vì thế việc bụi bẩn bám lâu ngày mất vệ sinh là chuyện không thể tránh khỏi dù lớp bên trong ít tiếp xúc với khói bụi bên ngoài. Chúng ta còn phải tắm rửa hàng ngày nên cũng cần chăm sóc chiếc nón bảo hiểm sau một thời gian dài sử dụng nhé vì nó là vật tiếp xúc trực tiếp với da đầu của chúng ta tránh các bệnh liên quan đến da đầu. Hãy cùng tham khảo cách vệ sinh nón bảo hiểm sau cho đúng cách nhé.
1. VỆ SINH MŨ BẢO HIỂM KHÔNG THỂ TÁCH RỜI PHẦN XỐP.
Cách vệ sinh mũ bảo hiểm kiểu này hơi khó, nhưng nó lại là loại mũ bảo hiểm phổ biến nhất ngoài thị trường. Với loại này, mọi người từ từ lộn ngược phần miếng lót bên trong ra để vệ sinh, giặt tay nhẹ nhàng. Với phần vỏ mũ bảo hiểm, cũng có thể làm tương tự như cách ở trên.
Nhiều người nghĩ loại mũ này không thể giặt máy, không phải đâu, hoàn toàn được luôn nhé! Tuy nhiên để tốt cho cả mũ lẫn máy giặt, mọi người nên mua thêm 1 túi giặt chuyên dụng dành cho mũ bảo hiểm.
2. MŨ BẢO HIỂM CÓ THỂ TÁCH RỜI MIẾNG LÓT
Với mũ kiểu này, cách vệ sinh có phần dễ hơn. Chúng ta chỉ cần tách rời 2 phần riêng biệt, lớp lót và vỏ ngoài. Với lớp lót sau khi tháo rời bạn có thể giặt sạch bằng tay hoặc cho vào máy, tuy nhiên cái này rất dễ rách nên nếu giặt máy, chỉnh chế độ giặt nhẹ thôi.
Với lớp ngoài, bạn có thể dùng dung dịch tẩy rửa, nhỏ 1 ít lên vỏ ngoài. Sau đó dùng khăn ướt lau sạch rồi đem đi phơi khô là được.
Với những loại nón có cả vành mũ, kiếng che,...mọi người cũng từ từ tháo từng bộ phận ra để tiện vệ sinh nhé, dùng bàn chải đánh răng để có thể làm sạch ở từng kẽ nhỏ nhất.
Giờ mọi người biết cách vệ sinh mũ bảo hiểm sao cho đúng cách rồi đó. Nên thực hiện việc này ít nhất 1 lần mỗi tháng. Dù sao giữ gìn vệ sinh vẫn tốt cho sức khỏe của chúng ta đúng không ?
MỘT SỐ ĐIỂM LƯU Ý CHO NGƯỜI DÙNG NÓN BẢO HIỂM
Nếu không tiện giặt mũ thường xuyên, mọi người tranh thủ phơi nó ngoài nắng để nấm mốc không có điều kiện để phát triển. Mùi ẩm hay mồ hôi trên nón cũng không còn.
Đừng nên đội nón lúc tóc còn ướt, mỗi lần bị mưa xong cũng nên sấy khô nón hoặc đem đi phơi. Có mỗi một "người bạn đồng hành" trung thành đến vậy mà không chăm sóc kĩ nữa là thôi luôn !!!