CÁCH GIẶT VÀ VỆ SINH NÓN BẢO HIỂM ĐÚNG CÁCH
Giặt nón bảo hiểm thường xuyên sẽ tránh được khói bụi, vi khuẩn, thời tiết thất thường khiến mũ bảo hiểm bị bẩn. Nếu không thường xuyên vệ sinh sẽ gây mất thẩm mỹ và tạo điều kiện cho mầm bệnh sinh sôi.
Mũ bảo hiểm là vật dụng bất di bất dịch của nhiều người tham gia giao thông ở Việt Nam. Khi sử dụng chúng thường xuyên, việc tiếp xúc với khói bụi, vi khuẩn, thời tiết thất thường khiến mũ bảo hiểm bị bẩn. Nếu không thường xuyên vệ sinh sẽ gây mất thẩm mỹ và tạo điều kiện cho mầm bệnh sinh sôi.
Không chỉ là nơi sản xuất nón bảo hiểm chính hãng, nón bảo hiểm giá rẻ, thời thượng,... Cơ sở sản mũ bảo hiểm Anh Minh Gift luôn sẵn sàng giải đáp, đưa ra giải pháp tốt nhất cho khách hàng về sản phẩm. Dưới đây chúng tôi xin giới thiệu đến bạn cách vệ sinh mũ bảo hiểm sao cho đúng quy trình đối với các loại mũ bảo hiểm nhé!
1. Đối với các loại mũ bảo hiểm có thể tháo rời
Đối với các loại nón bảo hiểm này, chúng ta dễ dàng vệ sinh hơn. Việc đầu tiên là phải tháo hết các bộ phận của mũ ra: lớp lót xốp, lớp vải bên trong, quai, kính che… Nên chú ý sắp xếp các bộ phận theo trình tự để dễ dàng lắp ráp sau khi vệ sinh, tránh trường hợp quên, lắp nhầm.
Cách vệ sinh nón bảo hiểm tháo rời
Bước 1: Hòa tan một ít bột giặt hoặc chất tẩy rửa trong chậu nhỏ. Ngâm các bộ phận giặt được vào chậu tầm 10 phút sau đó tiến hành chải sạch bụi bẩn bằng bàn chải, có thể tận dụng bàn chải đánh răng nhỏ để dễ dàng vệ sinh các góc cạnh hơn.
Bước 2: Đối với kính chắn, bạn có thể dùng nước rửa kính rồi lau bằng vải mềm cho đến khi sáng rõ. Tránh chà xát mạnh để không hỏng trầy xước ảnh hưởng đến tầm nhìn khi lái xe.
Bước 3: Phần vỏ nón bảo hiểm, nên dùng khăn mềm thấm bột giặt lau nhẹ vết bẩn rồi rửa sạch bằng nước. Đối với mũ bảo hiểm có lỗ thông gió nên sử dụng tăm bông để vệ sinh kỹ hơn.
Bước 4: Đêm phơi khô các bộ phận ở nơi khô ráo, thoáng mát, tốt nhất là dưới ánh nắng mặt trời để triệt tiêu nhiều vi khuẩn. Chú ý tránh phơi nắng gắt sẽ làm bay màu sơn và giảm tuổi thọ của nón bảo hiểm.
Bước 5: Tiến hành lắp ráp và sử dụng sau khi các bộ phận khô xong.
2. Với các loại mũ bảo hiểm không thể tháo rời
Các mũ bảo hiểm loại này thường khó vệ sinh kỹ hơn, cần cẩn thận và kiên trì.
Cách vệ sinh mũ bảo hiểm không tháo rời
Bước 1: Chuẩn bị sẵn một chậu nước rửa tạm các bụi bẩn bám bên ngoài vỏ, sau đó ngâm mũ bảo hiểm vào dung dịch nước có chứa bột giặt hoặc chất tẩy rửa trong 15 phút.
Bước 2: Nhẹ nhàng cọ rửa lớp xốp và kéo lớp vải đệm ra giặt, và chà quanh mũ. Cần nhẹ tay để tránh trầy xước.
Bước 3: Đem mũ phơi khô mới sử dụng, nếu không môi trường ẩm ẩm sẽ khiến vi khuẩn sinh sôi nhiều hơn ảnh hưởng đến sức khỏe và thẩm mỹ.
Lưu ý khi sử dụng nón bảo hiểm để đảm bảo vệ sinh
Khi đưa mưa về hoặc mũ bảo hiểm bị dính nước, cần sấy khô trước khi sử dụng để tránh vi khuẩn sinh sôi gây bệnh.
Khi tóc ướt tuyệt đối không đội mũ bảo hiểm dễ sinh ra gàu và nhiễm nấm
Hạn chế bỏ các vật dụng vào nón.
Thường xuyên vệ sinh nón ít nhất 1 tháng/ 1 lần.
Hạn chế để nón rớt sẽ làm rạn nứt lớp xốp bảo vệ bên trong.
Để đảm bảo an toàn của bản thân bạn cũng nên tìm đến các cơ sở sản xuất nón bảo hiểm chất lượng nhé!
Hy vọng bài viết này sẽ giúp các bạn có thêm kiến thức giặt và vệ sinh nón bảo hiểm đúng cách. Chúc các bạn có chuyến đi an toàn và vui vẻ. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào xin liên hệ hotline: 0917530575 của Anh Minh Gift, chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ bạn.